Show the world my perspective about games, movies or figures that rule my mind.

Thứ Ba, 3 tháng 5, 2016

Captain America III Civil War: Hay nhưng không tuyệt

Bỏ rơi blog cũng 1 thời gian, và hôm nay tui đã được đi coi bom tấn có thể gọi là lớn nhất năm của Marvel, Captain America Civil War- phỏng theo cross over event nổi tiếng Civil War vào năm 2005 của Marvel. Bài này sẽ spoiler rất lớn nên các bạn chưa xem film tui cũng đề nghị xem xong và nếu ủng hộ thì ta hãy cùng xem ý kiến cá nhân của tui và bàn luận về film.


Những lời đầu tiên tui có thể dành cho film là khá hay, tính giải trí cực cao và sai nguyên tác đến tội nghiệp, nhưng tui không hề chê film này nhưng nó vẫn có những điềm tui thích lẫn không thích. 
Trước hết, tui muốn nhắc lại nguyên tác Civil War comic trước đã: Một nhóm anh hùng tự xưng là Warriors vì muốn lấy lượt view truyền hình nên hành động tự tiện và 1 gã xấu tên là Nitro đã làm nổ tung 1 khu dân cư gần trường học, thiệt hại là hơn 600 ng chết và hơn quá nửa là trẻ em. Tony Stark- Iron man bị 1 bà mẹ than trách giết con mình đã phải xem xét lại đề xuất đạo luật siêu anh hùng (SAH) mà từ đầu Tony đã có ý phản đối, và cuối cùng đồng ý. Captain America cho rằng làm việc cho chính phủ cũng không giảm bớt thương vong và danh tính bại lộ sẽ làm cho SAH và người thân của họ bị làm hại nên không đồng ý. Iron Man thi hành kỷ luật thép và bắt bỏ tù tất cả những ai có siêu năng lực mà không kí hiệp định, và Captain dẫn 1 đội ngoài vòng pháp luật đánh nhau tưng bừng. Nhiều chi tiết rất đắt khiến mâu thuẫn ngày càng leo thang như Captain sẵn sàng phá ngục cứu các anh hùng, Iron Man và Fantastic Four đã nhân bản ra Thor và giết đi 1 số anh hùng chống đối, Spider-Man bảo Iron Man hãy xem xét lại hành động cũng bị đập thê thảm và phản bội lại Iron Man và theo Captain, Fantastic Four cũng li tán khi Sue Storm bỏ chồng về phe Captain. Cuối cùng khi Captain nhận ra họ đang chiến đấu với nhau chỉ vì lợi ích bản thân chứ không phải vì người dân vô tội, Captain đã đầu hàng. (và bị ám sát ít lâu sau).



Nói sơ 1 chút về cốt truyện: Nhóm Avengers đã có sự rạn nứt khi các chính phủ quốc tế nhận thấy sự "tự do" không khuôn phép của SAH gây ra nhiều thiệt hại đã đưa ra Nghị định Sokovia để SAH chịu sự quản chế. Khi nghị định được kí kết thì 1 vụ ám sát xảy ra tại trụ sở Liên Hiệp Quốc và Bucky- Winter Soldier bị tình nghi. Và Captain đã bảo vệ sự vô tội của bạn mình bằng cách chống lại cả đội Avengers và tìm ra kẻ đứng sau tất cả những sự sắp đặt này.
Captain America Civil War là 1 bộ film có tính giải trí rất cao, hành động rất đẹp mắt nhưng có 1 điểm là nó chỉ dựa vào nguyên tác comic rất rất ít nên đối với tui đó là 1 sự thất vọng hơi lớn khi tui có thể nói rằng Civil War là event hay nhất của Marvel Comic khoảng từ 10 năm trở lại đây- nếu không nó đã không cứu Marvel khỏi cảnh suýt phá sản. Dù tui đã không mong đợi gì film sẽ giống 100% comic, nhưng với tui thì tư tưởng của film do muốn mắc nối với các phần film trước đã làm cho giới hạn của cốt truyện không được mở ra quá rộng.

 Sao tui lại bảo mắc nối lại thành ra là bị thu hẹp giới hạn? Vì những gì đã xảy ra ở Avengers, Avengers 2 và Captain America Winter Soldier: Vì những tổn thất cả về tài chính lẫn mạng người mà chính phủ của Liên Hiệp Quốc đã đề nghị Hiệp định Sokovia- Điều mà tui nghĩ lẽ ra là hay hơn comic do hiệp định này mang tầm quốc tế hơn. Tuy nhiên cũng vì vậy mà thay vì những nguyên nhân và tư tưởng có thể vươn ra tầm lớn hơn lại bị giới hạn chỉ trong sự việc ở New York, Washington D.C, Nigeria và Sokovia (đến mức độ hơi vô duyên như 1 kẻ ác Baron Zemo là người Sokovia, người Waknda bị giết ở Nigeria để Black Panther lòi mặt ra, và cả bà mẹ cũng có con đi xây dựng nhà cho người nghèo cũng là Sokovia).
Tui sẽ nói ra những điều mà tui không thích trước:

- Nguyên nhân cho 2 bên đánh nhau: Tui biết sẽ nhiều người không có vấn đề nhưng với riêng tui thì khác. Như đã nhắc ở trên thì SAH chia làm 2 phe do đồng ý và không đồng ý với nghị định, khởi đầu film cũng đã làm tốt việc này khi tất cả ngồi lại và có sự cãi vã với nhau về chuyện họ "nên được làm" và chuyện họ "phải làm". Rất nhiều triết lý hay cũng được đưa ra như "Nếu ở đâu cần chúng ta nhưng ủy ban lại không biết hoặc không cho phép thì sao?" từ Captain, hoặc "Đã đến lúc tự vào khuôn khổ để tránh những thiệt hại không đáng có" của Iron Man... Và những màn cãi nhau đó đầy tư tưởng thâm cao đó bị bỏ đi hết khi Captain cứ khư khư bảo vệ Bucky và Iron Man "cứng đầu" tới mức chỉ biết nghe lời bắt giam Bucky và những người chống đối chứ chẳng biết suy nghĩ phải trái gì. Captain đã nói rõ có kẻ đứng sau, còn có 5 siêu chiến binh khác mà Iron Man cứ "Giao Bucky đây", thế là đánh. Một trận chiến chẳng vì 1 tư tưởng đối nghịch gì cả mà lại có thiên hướng cá nhân.

- Xài phí villain: Baron Zemo là 1 kẻ đại tài, đánh kiếm bắn súng đứng hàng bậc nhất trong các kẻ thù của Captain America và hắn là 1 tay trung thành kinh khủng với Hydra. Hắn luôn có ý định sẽ trừ khử Captain, đưa thế giới vào Age of Hydra và nhiều kế hoạch bá đạo khác. Và Zemo trong này chỉ là 1 lính đánh thuê mất vợ con trong vụ Sokovia và nung nấu ý tưởng để siêu anh hùng tự trừ khử nhau- kế hoạch và ý tưởng tốt đấy, nhưng lí do lại hết sức cá nhân. Thêm 1 kẻ bị xài cực kì phí nữa là Crossbones: bá đạo được 15 phút trong 1 khung cảnh mở đầu không khác gì Call of Duty, và sau đó ngủm củ tỏi. Chưa tính, 5 siêu chiến binh được Hydra tạo ra nghe kể thì hay lắm, nhưng cuối cùng còn chẳng được vào film dài hơn 10 giây(Vậy ban đầu giới thiệu làm mối nguy chính để làm gì, để thể  hiện sự thông minh của Zemo ư? đó gọi là lãng phí).
- Tâm lý nhân vật: Thật ra đây đối với tui không hẳn là lỗi, chỉ là tui không thích kiểu đào sâu tâm lý này. Đây là số ít film mà Marvel thể hiện được nội tâm nhân vật rất tốt, rất sâu sắc nhưng lại hơi lệch hướng. Captain America vì bảo vệ bạn mà bất chấp- đó không phải là 1 tư tưởng anh hùng Mỹ cho lắm. Iron Man bây giờ đã không còn là 1 gã khốn ngạo mạn thiên tài, mà cũng có những góc khuất về cái chết của cha mẹ mình ==> dẫn đến cảnh cuối thì lại cứ như "cố tình" không biết Bucky đã bị tẩy não và chỉ là công cụ đã giết cha mẹ mình (mà thêm gã Bucky cũng buồn cười là không thanh minh thì thôi còn nói vài câu cứ như khiêu khích), thế là có thêm chi tiết vô lý về 1 siêu thiên tài như Tony Stark.

- Độ sâu sắc: Và điểm này phải suy xét tại vì tất cả những màn hành động này đã làm choáng chỗ đi phần nội dung thật sự, nên khi bỏ qua phần hành động lại là 1 cốt truyện không đậm chất lắm, cứ mãi đều đều.Thêm 1 thứ là nó chẳng sâu sắc mấy khi mục đích của tất cả mọi người đều là 2 chữ: người thân! Không tin à? Zemo muốn siêu anh hùng đập nhau vì mất vợ con trong trận Sokovia, Iron Man suy xét ý kiến về Nghị định do con của 1 bà chết ở Sokovia, Captain ra tay để bảo vệ bạn thân (Người vẫn còn nhớ mẹ Captain tên là Sarah), Black Panther nhập trận vì cha chết trong vụ nổ bom, và cuối cùng là Iron Man đập Bucky là vì Bucky đã giết cha mẹ mình... Có cái gì sáng tạo hơn không? Tui đã mong mọi thứ sẽ ở cái gì cao hơn thế, còn việc sử dụng người thân để tạo động cơ đã có hàng trăm film làm hay hơn rồi.
Bây giờ tui sẽ bàn về điều tui thích về Civil war:

- Black Panther: Black Panther bước ra thế giới cũng hơi kì quặc khi tại hội nghị kí kết thì cha của T'challa đã bị Zemo cho nổ bom chết và quyết tìm Bucky trả thù, tui vẫn vô cùng thích cách nhân vật này chiến đấu và rượt đuổi Bucky. Chadwick Bosman đã diễn rất ra 1 vị vua và chiến binh của bộ tộc Panther- ít ra là trong phiên bản này và đã là 1 nhân vật có phần trung tâm rất tốt. Ngoài ra, cái móng và bộ giáp Vibranium đẹp đến từng cm cũng là điểm nhấn của nhân vật này.

- Sipder-man: welcome home Spidey. Tom Holland chính là ngôi sao của lần này. Spidey lắm mồm, trẻ con, hài hước đã được ra ra cả thế giới, cả ý tưởng chính nghĩa "bảo vệ những kẻ yếu hơn" và làm điều đúng đắn (tui chờ cái câu with great power comes great reponsibility mà không có buồn ghê), chiến đấu bay lượn, cái miệng lắm mồm nó liên tục khi đánh nhau và những giây phút ngô nghê dễ thương chắc chắn chiếm trọn cảm tình khán giả. Và không, anh ta không phải là cameo, chỉ là không có vai trò lớn như trong comic mà thôi.
- Sự cân đối: Việc đưa nhiều siêu anh hùng lên màn rảnh rộng những tưởng có thể làm cho vai trò của họ bị loãng hay không có đất diễn nhưng ngược lại thật sự là việc này đã không hề xảy ra khi các nhân vật được giới thiệu, hành động và ending khá tốt.

- Những cảnh hành động: Civil War, cũng như mọi film SAH khác của Marvel vẫn luôn đem đến những cảnh quay vô cùng đẹp mắt, đặc biệt đoạn ở sân bay tui cũng có thể coi nó là trường đoạn hành động SAH hay nhất từ trước đến nay, kỷ xão chất lượng và thậm chí là tình tiết "nhẹ nhàng" do mọi thứ đôi khi không được "nghiêm túc" cho lắm khi mà mọi người lâu lâu vẫn châm vào vài câu punchline hài hước thậm chí ngay cả khi đang đập nhau. Và thú thực, người làm tốt nhất chuyện này chỉ có Spider-man, còn lại cứ kì kì sao ấy cứ như là cố gắng quá mức để ép cái hài hước sáng sủa mà critics gọi là "Joy" (!?!).
 Captain America là 1 bộ film hay, đậm chất hành động và phù hợp thị hiếu của rất nhiều người, nhưng tui e là nó lại không phù hợp lắm với 1 fan comic gạo cội như tui, nhất là đã đọc qua tất cả tie-in lẫn cốt gốc của Civil War. Nếu đây chỉ đơn giản là Captain America 3 thì tui sẽ nhẹ nhàng hơn, nhưng vì đã đem Civil War vào rồi mà nó không đến nơi đến chốn, từ 1 cuộc chiến giữa lý tưởng thành cuộc chiến vị kỷ nên tui cũng có sự thất vọng ít nhiều.
Đánh giá: 8/10

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét