Show the world my perspective about games, movies or figures that rule my mind.

Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015

Du hành thời gian theo Hùng Lý- Kỳ 1: Tính Bất biến và các nghịch lý


Sợ lỡ dịp đúng ngày, Hùng Lý The Review chúc cho mọi người 1 năm mới vui vẻ, tình lúc nào cũng đầy tiên và tiền lúc nào cũng đầy túi. Sẵn dịp thời gian chuyển giao, sao lại không nhảy vào nói về những thuyết hại não 1 chút cho nó nhăn thêm 1 tí, đây cũng là chủ đề Hùng Lý rất thích.
 Chúng ta có lẽ đã không ít lần mắc phải những sai lầm có thể được coi là cực kì "ác ôn" đẩy chúng ta vào những sự khổ sở nhất định nào đó, rồi chúng ta ngồi ước giá như thời gian quay trở lại chúng ta đã sẽ khiến mọi việc khác đi. Sự thật có phải đơn giản như vậy thôi không? 

"The Universe is shaped exactly like the Earth, if you go straight enough,

 you will end up where you were"

 Du hành thời gian có những giới hạn nhất định của nó. Chúng ta có thể tưởng tượng rằng thời gian dược trải dài trên 1 sợi dây có độ dài "vô hạn" và bất kỳ hành động nào làm uốn cong sợi dây đó sẽ tạo ra những vòng tròn lặp lại hay những biến đổi nhất định. đã có rất nhiều bộ film vận dụng những điều này tạo ra những series du hành thời gian tuyệt vời như Back to the future, Interstellar, Dr. Who, Predestination, Loop, v.vv... Và Hùng Lý tui tựu chung lại nếu du hành thời gian chúng ta thường sẽ vướng những nghịch lý sau:

Predestination Paradox- Nghịch lý tiền định
 Nếu có ai chưa từng coi Predestination, hay thậm chí còn không hiểu cái tên của nó- "Tiền định" thì có thể xem phim này thử. Nói chung nhiều ý kiến cho rằng nó còn hại não hơn cả film Loop, nhưng sự thật là tui coi Loop mà cứ tá hỏa hết lên không biết sao là sao, còn đằng này Predestination coi được nửa tiếng- cũng do tính tò mò ham tìm hiểu học hỏi- tui đã biết trước kết thúc từ khi câu chuyện mới bắt đầu. 

Từ ở đây, màu đỏ là phần spoiler tan nát, ai chưa coi film đừng đọc.
 đây là bài review trước đó tui được đọc ngay sau khi coi film, và tui cũng chân thành cảm ơn trang đã có phần giải thích cho tui rõ hơn vài điều: Alext's Home. Cảm ơn bạn.

 Tui chỉ có thể tóm tắt bộ film bằng 1 câu chuyện như sau: 

 1 cô bé mồ côi được đưa vào cô nhi viện từ nhỏ, lớn lên và yêu 1 anh chàng say đắm, sau đó anh ta bỏ cô lại cùng 1 đứa con. Trong quá trình sinh con cô được phát hiện có cả 2 bộ phận sinh dục nam và nữ, phần nữ của cô đã bị tổn hại sau khi sinh ra 1 đứa con gái và cô phải phẫu thuật thành nam giới. đứa con của "anh" ấy bị bắt cóc, anh ấy đau khổ đi uống rượu gặp được một ông già bảo rằng ông ta sẽ giúp anh du hành ngược thời gian bằng 1 cỗ máy, anh ấy quay về quyết tìm ra ai đã hại đời mình, và rồi anh yêu say đắm 1 cô gái, rồi anh bỏ đi tìm kẻ kia tiếp. Khi biết cô ấy sinh con, anh lén vào bệnh viện bắt lấy đứa trẻ và du hành ngược về nhiều năm trước và đặt cô bé vào cô nhi viện. Anh thề không dùng cỗ máy nữa và sống đến già, mãi đến 1 ngày ông lão ấy bước vào 1 quán rượu nhìn thấy 1 thanh niên say xỉn và trao lại cỗ máy thời gian cho anh ta.

ở đây tui chỉ nói về những nghịch lý được ứng dụng trong film, như Alext đã nói bộ film này không hại não bao nhiêu, chỉ là 1 bài giảng sống động về thuyết tiền định- hay nói đúng hơn là 1 vòng lặp không thể nào tránh khỏi được. 
Nghịch lý tiền định- hay vòng lặp nhân quả là 1 việc đã xảy ra trước đó khiến cho bạn phải quay ngược trở về thời gian để khiến điều đó không xảy ra, nhưng cuối cùng bạn lại là người khiến nó xảy ra. Ví dụ bạn bí cái xe tông phải rồi chạy luôn, bạn gãy chân 3 tháng rồi bạn tức tối muốn quay ngược lại lúc đó để xem ai tông mình, bạn quay về xách xe chạy đi tới hiện trường và bạn tông gãy chân chính bản thân bạn ở thời điểm quá khứ rồi bạn tức tối quay lại tìm xem ai là người tông bạn... Và rồi cứ thế... 

 Nói đến định trước rồi thì sẽ lại có thêm 1 định lý khác Predestination cũng đã thực hiện, gọi là "Lời tiên tri tự hoàn thành"- 1 người nào đó nghe đến mình sẽ trở thành 1 cái gì đó ở tương lai, kiểu "Mi là người cứu cả thế giới", bị "tự kỷ ám thị" với điều đó rồi tự biến mình thành điều được báo trước. Ví như trong film, Ethan Hawke ban đầu là người truy lùng The Fizzle Bomber, nhận ra hắn là mình trong tương lai xa và nghe những lí do của hắn kiểu "Tại sao ngươi lại muốn giết ta trong khi ta đã cứu đến hàng tỉ người bằng cách giết chỉ 100 người?" rồi sau đó tự biến thành Fizzle Bomber rồi quay về đặt bom làm biến đổi nhân dạng của Sarah Snook thành Ethan Hawke giúp phim kết thúc theo kiểu in media res.
Bạn vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân cho các hành động của mình. điều này cũng được thể hiện qua tóm tắt của film Predestination. Cho dù bạn có làm cái cách nào đi chăng nữa, mọi việc vẫn sẽ diễn ra như đã được định trước rồi
(Thật ra thì cũng không hoàn toàn chính xác do tính "Bất biến" và "Dị biến" của thuyết hỗn loạn sẽ giúp cho nghịch lý tiền định không xảy ra, nhưng chúng ta sẽ bàn ở phần sau.)

Boostrap Paradox- Nghịch lý dây giày

 Giải thích nôm na rằng nghịch lý dây giày  chỉ có sự khác biệt rằng chúng ta thật sự chẳng biết cái nguồn gốc của nghịch lý ấy nằm ở quá khứ hay tương lai, cái này giúp tạo ra cái kia và ngược lại. Ví dụ trong Back to the future, Matthew McFly của năm 1985 quay trở về năm 1955 và leo lên sân khấu chơi bài hát Johnny B Goode- sáng tác năm 1958, lừng danh của Chuck Berry ngay trước mặt của... Chuck Berry giúp ông có thể "sáng tác" ra bài này 3 năm sau đó; hay như trong Terminator thì Skynet tạo ra T-100, T-100 quay về và con chip của nó đã giúp người quá khứ tạo ra Skynet; hay trong Interstellar chúng ta chẳng thấy Cooper rớt vào Ma Trận, gửi mã về cho Murphy viết ra được công thức bẻ cong không gian và thời gian rồi trong tương lai người ta lại đem cái Ma Trận đó về quá khứ để cho Cooper rớt vào... Nghịch lý này chỉ có thể giải thích bằng ví dụ thì dễ hơn là bằng lời nói.
 The Flash- Người nhanh nhất thế giới của DC comics cũng từng có 1 origin liên quan đến bootstrap paradox như sau: Flash trong lúc cứu Iris West không bị Reverse Flash giết trong quá khứ đã đua 1 mạch về và "tạt ngang" qua phòng thí nghiệm của...Barry Allen lúc đó và tạo thành "tia sét" Speedforce để Barry Allen trở thành The Flash.

Grandfather Paradox- Nghịch Lý ông Nội

 Nghịch lý ông nội thì cũng dẽ giải thích thôi... Nếu chúng ta quay về quá khứ thời điểm trước khi ông nội gặp bà nội, chúng ta giết đi ông nội thì sẽ không có ba của ta rồi không có ta để mà quay ngược lại thời gian, nếu vậy thì ông nội ta vẫn sống, có ba ta và có ta và như vậy thì ta có thể quay về... ý tưởng của nghịch lý ông nội đó là khi chúng ta quay về để thay đổi 1 điều gì đó thì sẽ xảy ra 1 nguyên nhân để chúng ta chẳng thể nào có thể làm được điều đó, như 1 cách mặc định chúng ta không thể thay đổi 1 vòng tròn cố định.
 Tương tự như vậy, nghịch lý Hitler: Nếu ta quay về giết Hitler, Thế chiến 2 không xảy ra, lịch sử không ghi nhận và không ai biết Hitler là ai, và như vậy thi không có lí do gì để quay lại giết Hitler, và Hitler vẫn còn sống và lịch sử lại khiến chúng ta quay lại... Nghịch lý ông nội đưa ra sự bất khả thi về mặt vật lý còn nghịch lý Hitler lại đưa ra sự bất khả thi về mặt nguyên nhân khiến chúng ta có thể quay ngược thời gian.

 Như vậy, chúng ta đã xem thời gian là 1 đường dây có thể bị bẻ cong lại, đây là cách để chúng ta chứng minh được sự bất biến của các sự kiện diễn ra trên vòng thời gian đó... Thế nhưng nếu thời gian không chỉ có thể bẻ cong mà còn có thể phân nhánh thì du hành thời gian sẽ gây ra điều gì?

Kỳ 2- Tính Dị biến và những hệ quả.

By Hùng Lý

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét